Thăm đền Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình LINH THIÊNG tọa trấn Đèo Ngang

Du lịch Quảng Bình, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như động Phong Nha, sông Chày – hang Tối, suối nước Moọc,… mà còn có cơ hội ghé thăm nhiều địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc. Đền Mẫu Liễu Hạnh tọa trấn tại Đèo Ngang là một trong số đó.

1. Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh ở đâu?

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh là một trong những đền thờ nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Bình. Đúng như tên gọi, đền thờ Mẫu Liễu Hạnh thờ công chúa Liễu Hạnh – một trong bốn vị thánh “Tứ bất tử” được nhân dân hết lòng tôn kính. Đằng sau lịch sử xây dựng đền là cả một sự tích ly kỳ và bí ẩn.

Mẫu Liễu Hạnh thờ ở đâu? Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh nằm trên khu đất bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc Nam trước đây.

đền Mẫu Liễu Hạnh
Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh nằm ngay cạnh quốc lộ 1A (Ảnh: sưu tầm)

  • Địa chỉ cụ thể: Nằm ở chân núi Đèo Ngang thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, phía Đông Bắc hang Sơn Đoòng
  • Giờ mở cửa tham khảo: Cả ngày
  • Chỉ đường: Từ đỉnh Đèo Ngang theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam khoảng 2km, rẽ trái theo con đường mòn gần 500m là tới đền Mẫu Liễu Hạnh

    2. Lịch sử đền Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình

    Đền Mẫu Liễu Hạnh là một trong những địa điểm du lịch Quảng Bình về tâm linh thu hút đông đảo du khách đến thăm.

    2.1. Tóm tắt sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh

    Mẫu Liễu Hạnh là ai? Tương truyền Ngọc Hoàng có cô công chúa thứ hai tên là Quỳnh Hoa, tuy tính tình bướng bỉnh nhưng sống rất khuôn phép. Nhân một lần nàng đánh vỡ chén ngọc, vua cha đã giáng xuống trần gian để dạy bảo nàng. Công chúa đầu thai làm con gái của một gia đình họ Lê ở Nam Định, được đặt tên là Giáng Tiên, dung mạo xinh đẹp tuyệt trần. Đến năm 18 tuổi, nàng lập gia đình. Năm 21 tuổi, nàng mất dù không bệnh tật gì.

    đền Mẫu Liễu Hạnh
    Tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình (Ảnh: sưu tầm)Dẫu cuộc đời ngắn ngủi nhưng nàng đã trót tha thiết với cuộc sống chốn nhân gian. Thương tình, Ngọc Hoàng cho nàng thêm hai lần đầu thai làm người. Ở hai lần giáng trần này, nàng lấy hiệu là Liễu Hạnh, ra sức phù trợ để nhân dân ấm no, từ việc ủng hộ tiền bạc để đắp đê ngăn lũ đến xây dựng cầu cống, mở rộng đường sá; chữa bệnh, cứu giúp người cơ cực vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh.

    Thời vua Lê Thái Tổ trị vì, Liễu Hạnh mở hàng quán ở chân Đèo Ngang cho khách bộ hành nghỉ chân. Nhan sắc làm xiêu lòng người của nàng ở nơi đèo heo hút gió chẳng mấy chốc đến tai vị hoàng tử đương thời. Tuy nhiên, vị này có ý đồ xấu xa nên đã bị Liễu Hạnh làm cho dở điên dở dại. Nhà vua lúc ấy cho đạo sĩ bắt nàng về hỏi tội, nhưng sau khi nghe kể lại hành vi của hoàng tử, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nói lời cảm tạ rồi để nàng đi.

    2.2. Ý nghĩa lịch sử đền công chúa Liễu Hạnh

    Trải qua hàng trăm năm thăng trầm của lịch sử, chiến tranh và thiên tai, đền Mẫu Liễu Hạnh chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Năm 1995, nhận thấy giá trị văn hóa và tâm linh của di tích đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã công nhận ngôi đền là di tích lịch sử văn hóa và khẩn trương cho tu sửa lại. Lúc này, đền có tên gọi đầy đủ là đền thờ công chúa Liễu Hạnh.

    đền Mẫu Liễu Hạnh
    Đền Mẫu Liễu Hạnh được khôi phục lại dựa trên tàn tích cũ (Ảnh: sưu tầm)Cũng nhờ quyết định mang tính lịch sử năm nào, đền công chúa Liễu Hạnh tọa trấn Đèo Ngang đến nay là điểm cuối phía Nam còn giữ được kiến trúc đền thờ Mẫu. Đền thờ chính là minh chứng hùng hồn cho sự tích về Liễu Hạnh công chúa, đóng góp một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

    3. Đền Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình có gì đặc biệt?

    3.1. Ngắm kiến trúc uy nghiêm của đền Mẫu Liễu Hạnh

    Đền Mẫu Liễu Hạnh có tổng diện tích gần 350m², lưng tựa dãy Hoành Sơn, mặt soi bóng hồ Quảng Đông. Công trình được xây dựng bằng chất liệu chính là đá, gạch và vôi. Từ ngoài đi vào trong đền lần lượt là cổng đền, bức bình phong, cổng tam quan, hai trụ đầu lân trước điện thờ, đền Tiền, đền Hậu.

    đền Mẫu Liễu Hạnh
    Khu vực đền thờ Mẫu Liễu Hạnh (Ảnh: sưu tầm)Ngôi đền tuy không quá đồ sộ nhưng vẫn đậm chất mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hoá dân tộc. Toàn bộ kiến trúc của đền được sắp xếp một cách cân đối từ thấp đến cao theo một trục dọc, tạo nên nét trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa. Lối bố trí đối xứng được thể hiện rất rõ ngay từ cổng tam quan.

    đền Mẫu Liễu Hạnh
    Cổng tam quan được xây dựng đối xứng (Ảnh: sưu tầm)Vào bên trong đền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tứ linh gồm long, lân, quy, phụng; tứ thủ là cầm, kỳ, thi, họa; tứ quý là tùng, cúc, trúc, mai; cùng nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hoá long khác. Các chi tiết được chế tác vô cùng tinh tế và được bày trí hài hoà với bố cục chung. Tất cả tạo nên nét độc đáo của ngôi đền và ẩn sau đó là ước muốn vươn đến cái tốt, cái đẹp của người Việt xưa.

    đền Mẫu Liễu Hạnh
    Các chi tiết bên trong đền được chế tác tỉ mỉ và khéo léo (Ảnh: sưu tầm)

    3.2. Đến lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh linh thiêng

    Lễ hội đền Liễu Hạnh công chúa Quảng Bình diễn ra trong 3 ngày, từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

    Hội đền mang đặc trưng của lễ hội cổ truyền Việt Nam với các nghi lễ mang tính phong tục và hướng về cội nguồn. Trong đó, hình tượng người Mẹ gắn với các nhu cầu về sức khỏe và tài lộc. Lễ hội đền Mẫu Mẹ Liễu Hạnh cũng mang sắc thái văn hóa của riêng của tỉnh Quảng Bình, trở thành nếp sinh hoạt tín ngưỡng trong đời sống hàng ngày của nhân dân, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp và cao cả.

    đền Mẫu Liễu Hạnh

  • Lễ hội đền Mẫu Liễu Hạnh tại Quảng Bình (Ảnh: sưu tầm)

 

Liên hệ